image banner
Quy hoạch đảo Cát Bà
Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà  nhằm định hướng phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế

Chiều ngày 29/3, Sở VHTT&DL phối hợp với UBND huyện Cát Hải tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.



Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đã được UBND thành phố kí Quyết định phê duyệt ngày 5/12/2014 nhằm định hướng phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp tích cực hơn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng và sự phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn đến năn 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nội dung quy hoạch bao gồm: Phát triển thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch; không gian du lịch chức năng và không gian các địa bàn trọng điểm của quần đảo Cát Bà. Mục tiêu hướng đến năm 2020 Cát Bà phấn đấu thu hút 2,7 triệu lượt khách du lịch, đến năm 2025 đạt 3,7 triệu, năm 2050 thu hút 10,4 triệu lượt khách. Tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 126 triệu USD vào năm 2020 và 1.670 triệu USD vào năm 2050. Không gian gian du lịch được quy hoạch theo 13 tuyến tại quần đảo Cát Bà trong đó có 5 tuyến trọng điểm như thị trấn Cát Bà – khu đô thị Cái Giá; Phù Long – Gia Luận; Xuân Đám – Trân Châu – Hiền Hào; vịnh Lan Hạ; Vườn quốc gia CB – Việt Hải.

Việc phát triển các sản phẩm du lịch ưu tiên cho các dòng sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chất lượng cao mang đặc điểm di sản độc đáo để tạo sự khác biệt và nâng cao sức cạnh tranh của Cát Bà, tập trung vào các loại hình du lịch: du lịch sinh thái; du lịch tham quan, khám phá; du lịch thể thao – vui chơi giải trí; du lịch tàu biển; du lịch sự kiện; du lMịch ICE; du lịch địa chất… với các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao: thủy phi cơ, kinh khí cầu, cáp treo, du thuyền, thủy cung…

Định hướng đầu tư được xác định huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch biển đảo xanh hấp dẫn và có sức cạnh tranh hàng đầu ở Việt Nam và khu vực, bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Theo đó sẽ có 40 dự án ưu tiên được đầu tư đến năm 2025, tầm nhìn 2050 bao gồm 4 nhóm là: Nhóm các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nhóm các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; nhóm các dự án nâng cao năng lực và các dự án phát triển du lịch gắn với bảo tồn.

Quy hoạch quần đảo Cát Bà trở thành động lực kinh tế cho phát triển KTXH của thành phố và cho phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Đồng thời, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có; tạo ra sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khu vực và quốc tế. Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc bích”, nơi du khách có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái- cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo tồn được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững, mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên. Phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn các giá trị mang tầm quốc tế về sinh thái, đa dạng sinh học./.
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0